Sau tái cấu trúc bất động sản, Hoàng Anh Gia Lai dư nợ hơn 12 tỷ đổng

Sau tái cấu trúc bất động sản, Hoàng Anh Gia Lai còn 12.750 tỷ đồng dư nợFICA - Việc tách nhóm An Phú khỏi tập đoàn trước 25/12 dự kiến sẽ giúp HAGL giảm khoảng gần 1.800 tỷ đồng dư nợ. Trong khi đó, ở các mảng hoạt động ngoài bất động sản, công ty bầu Đức đã trồng xong 48.400 ha cao su, cọ dầu; 10.000 ha mía và bắt đầu sản xuất vụ mới từ cuối tháng 11/2013.



 bat dong san hoang anh gia lai
hoàng anh gia lai mở bán chung cư quận 7 hoang anh thanh binh

Nghị quyết Hội đồng quản trị CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - mã HAG) ban hành ngày 13/12 cho thấy, tại ngày 30/9/2013, số dư nợ của công ty ở mức 14.508 tỷ đồng. Tuy nhiên, với việc tách nhóm công ty An Phú, số dư nợ dự kiến sẽ giảm về còn 12.747 tỷ đồng, thấp hơn so với vốn chủ sở hữu là 12.910 tỷ đồng.

Việc tách An Phú thành đơn vị độc lập là một phần nằm trong kế hoạch tái cấu trúc mảng kinh doanh bất động sản giai đoạn 2013 - 2015 của HAGL. Trong một Nghị quyết trước đó, HAGL đã thông qua việc chào bán gần 35,97 triệu cổ phần tại CTCP Đầu tư bất động sản An Phú, chiếm 91,6% tổng số lượng cổ phiếu tập đoàn đang sở hữu tại công ty này cho cổ đông hiện hữu.

An Phú được thành lập với vốn điều lệ 360 tỷ đồng, được biết, mục đích không nhằm kinh doanh mà chỉ thực hiện một nhiệm vụ chính là tiến hành bán những tài sản xấu, thu hồi nợ để trả ngân hàng, phần còn lại mang về cho HAGL.

An Phú được HAGL cho vay 3.083 tỷ đồng để mua lại các dự án bất động sản kém hiệu quả, sau đó sẽ bán cổ phần của mình cho cổ đông HAG với tỷ lệ dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phiếu HAGL. Khi HAGL đã bán hết cổ phần của An Phú thì khoản tiền An Phú vay sẽ được ông Đoàn Nguyên Đức đứng ra bảo lãnh cá nhân.

Ngày 17/12 này là hạn chót để cổ đông HAGL nộp tiền mua cổ phần An Phú và dự kiến, nghiệp vụ tách nhóm An Phú sẽ hoàn thành trước ngày 25/12/2013.

Đã trồng xong 48.400 ha cao su, cọ dầu

Với Nghị quyết lần này, Hội đồng quản trị HAGL cũng đã thống nhất thông qua kết quả hoạt động sản xuất và đầu tư đến giữa tháng 12/2013 với việc trồng xong 48.400 ha cao su, cọ dầu, trong đó có 4.000 ha cọ dầu trồng thử nghiệm và 7.000 ha cao su đang khai thác mủ.

Sau khi nhà máy mủ tại Lào vận hành, HAGL đang chuẩn bị xây thêm nhà máy chế biến mủ tại Gia Lai phục vụ vườn cây tại Gia Lai và Đắk Lắk.

Ở mảng sản xuất kinh doanh mía đường, công ty của Bầu Đức cũng đã trồng được 10.000 ha và bắt đầu sản xuất vụ mới từ cuối tháng 11/2013. Nhà máy đường và nhà máy nhiệt điện được cho biết đã vận hành ổn định.

Trong khi đó, sau khi bán xong 6 dự án thủy điện tại Việt Nam, HAGL chỉ còn giữ các dự án tại Lào. Dự án Nậm Kông 2 tại Lào đang được xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014. Bầu Đức cũng quyết định thu hẹp dần quy mô hoạt động và tìm đối tác bán lại các dự án khai thác và chế biến quặng sắt. Ngành gỗ đá đã tách khỏi tập đoàn trước 30/9/2013 bằng cách bán cổ phần cho người lao động.

Kết thúc 9 tháng đầu năm, HAGL có doanh thu 2.014 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 887 tỷ đồng và mức lợi nhuận trước thuế đạt được là 757 tỷ đồng.

60% tồn kho của Hoàng Anh Gia Lai là bất động sản Tổng trị giá tồn kho của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại ngày 30/9 đạt 3.848 tỷ đồng, giảm 418 tỷ đồng (tương đương 10%) so với hồi đầu năm. 

Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, Mã CK: HAGL) vừa công bố báo cáo tài chính 9 tháng với trị giá hàng tồn kho giảm gần 10% so với hồi đầu năm. Theo đó, tổng trị giá hàng tồn tính đến 30/9 tại HAGL hạ 418 tỷ đồng, xuống còn gần 3.848 tỷ đồng. Trong số này, chi phí các căn hộ đang xây để bán chiếm tỷ trọng cao với hơn 2.300 tỷ đồng, tương đương gần 60% trên tổng giá trị hàng tồn. Những phần còn lại gồm đất thổ cư dự án Minh Tuấn, thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm dở dang..

9 tháng đầu năm, tổng doanh thu HAGL đạt hơn 2.000 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước 43%. Trong đó, doanh thu từ bán đường chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 30%, trong khi đó hoạt động bán căn hộ giảm mạnh trên 15 lần và chỉ giúp công ty thu khoảng 174 tỷ đồng.

 

Các Dự án bất động sản nổi bật tuần tuần thứ nhất tháng ba

Mở bán block B Hoàng Anh Thanh Bình: Công ty Thanh Bình cùng Sàn giao dịch bất động sản Hoàng Anh Gia Lai hiện đang mở bán 400 căn hộ block B thuộc dự án Hoàng Anh Thanh Bình. Khai trương nhà mẫu Green Valley, Chào bán đất nền NewLife Bình Tân, Chào bán căn hộ Topaz Garden là bđs nổi bật tuần 1/03/2014.


vncanho.com Khu căn hộ Hoàng Anh Thanh Bình gồm 3 block, cao từ 37 – 40 tầng với 1.000 căn hộ được thiết kế đa dạng với các loại diện tích từ 73 - 150m2. Giá bán căn hộ khoảng 19,8 - 22,7 triệu đồng/m2 (tùy  vị trí). Công trình đang được xây dựng trên 20 tầng, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2016.


Khai trương nhà mẫu Green Valley: Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng đã tiến hành khai trương căn hộ mẫu dự án Green Valley tại Trung tâm nhà mẫu Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM. Green Valley được xây dựng trên khuôn viên đất rộng hơn 14.500 m2 bao gồm 4 tòa nhà cao từ 20 đến 27 tầng với các căn hộ có diện tích căn hộ dao động từ 87 m2 đến 120 m2.

Chào bán đất nền NewLife Bình Tân: Công ty CP Địa Ốc Thắng Lợi hiện đang chào bán các lô đất nền dự án Newlife Bình Tân với mức giá từ 680 triệu/nền.

Tọa lạc ngay mặt tiền đường Liên Khu, thuộc phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, Khu dân cư Newlife Bình Tân có tổng diện tích hơn 2ha, được quy hoạch thành khu dân cư mới với hơn 200 nền có nhiều diện tích từ 60 – 120m2.

Chào bán căn hộ Topaz Garden: Công ty cổ phần Đất Xanh Miền Nam dự kiến chào bán các căn hộ Topaz Garden với mức giá từ 12,8 triệu/m2 trong thời gian tới đây.

Được xây dựng trên mặt bằng tổng thể 5.575,9 m2, Topaz Garden gồm 2 khối nhà cao trung bình 20 tầng với các căn hộ có diện tích từ 62-73m2, mỗi căn hộ đều có tối thiểu 2 phòng ngủ.

Đăng Thy (TH)

Thị trường bất động sản đang ấm dần

Năm 2013, thị trường bất động sản đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, giá nhà ở đã giảm mạnh, các chủ đầu tư cũng quan tâm hơn đến xây dựng nhà giá rẻ, điều chỉnh dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.


Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, triển vọng của thị trường bất động sản sẽ sáng hơn trong năm 2014.

Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2013, ông có đánh giá ra sao?

Trong năm qua, chúng ta triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và thực tế đã phát huy hiệu quả tích cực. Các địa phương và chủ đầu tư đã có những thay đổi tích cực trong việc tập trung đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ. Đồng thời điều chỉnh, chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại, nhà ở cao cấp sang nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp.

Hàng loạt dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi thành nhà ở xã hội đã kéo theo cuộc cạnh tranh mới về giá nhà ở theo hướng có lợi cho người dân. Giá nhà ở giảm đáng kể so với thời kỳ sốt nóng cách đây hơn 3 năm, hầu hết các dự án giảm giá 20% - 30%, một số dự án giảm đến 50%.

Thị trường bất động sản cũng đã có giao dịch trở lại, đặc biệt ở phân khúc căn hộ bình dân. Nhờ đó, lượng tồn kho bất động sản có xu hướng giảm dần, tính đến tháng 10/2013 giảm gần 25% so với quý I/ 2013. Có thể nói, thị trường bất động sản đang dần hồi phục và ổn định trở lại.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại thị trường bất động sản thời gian tới có thể sẽ dư thừa nhà ở xã hội, thưa ông?

Sự lo ngại này là không có cơ sở bởi trên thực tế, nhu cầu nhà ở của người dân đô thị là rất lớn. Từ nay đến năm 2015, trong khu vực đô thị cả nước có khoảng 1.740.000 người có khó khăn về nhà ở và 1.715.000 công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.

Tương tự, nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân đến năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 200.000 căn (nếu nhu cầu đến năm 2015 được giải quyết hết vào năm 2015). Tuy vậy, tổng hợp tình hình triển khai việc phát triển nhà ở xã hội cho thấy nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế.

Một chính sách nổi bật trong năm nay là việc triển khai gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, cả người dân và doanh nghiệp vẫn cho rằng rất khó tiếp cận nguồn vốn. Theo ông, đâu là nguyên nhân?


Tính đến 31/12/2013, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay đối với 13 doanh nghiệp với số tiền 1.127 tỷ đồng, đã giải ngân cho 07 doanh nghiệp là 304 tỷ đồng.

Các ngân hàng cũng cam kết cho vay 1.764 khách hàng cá nhân với số tiền là 632 tỷ đồng; trong đó, đã giải ngân cho 1.750 khách hàng với dư nợ 428,5 tỷ đồng. Như vậy, việc giải ngân đối với các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng phát triển nhà ở xã hội còn chậm.

Chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở là chính sách mới, lần đầu triển khai nên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Muốn giải ngân nhanh gói này thì phải có nhiều căn hộ nhà ở xã hội hoặc căn hộ nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân đô thị.

Hơn nữa, việc cung cấp nhà ở xã hội cần đáp ứng những yêu cầu về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, quy hoạch và giấy phép... Trong khi, một số địa phương chưa thực sự quan tâm giải quyết công tác chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở xã hội, cũng như xem xét, cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, điều chỉnh cơ cấu diện tích các căn hộ nhà ở thương mại phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu chí cho vay theo quy định của Nghị quyết 02.

Nguyên nhân nữa là một số ngân hàng thương mại được giao nhiệm vụ triển khai việc cho vay còn quá thận trọng, dẫn đến chậm trễ trong xét duyệt, thẩm định đối tượng cho vay vốn. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, các ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục khác không cần thiết gây kéo dài thời gian giải ngân.

Ngoài ra, còn phát sinh một số vướng mắc liên quan đến công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đối với nhà ở xã hội, xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai, thủ tục giao dịch bảo đảm trong việc cho vay vốn của các tổ chức tín dụng mà hiện nay chưa được điều chỉnh bởi pháp luật có liên quan...

Thưa ông, làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?


Bộ Xây dựng đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các giải pháp như sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai; nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn Nghị định số 188/2013/NĐ-CP....

Đồng thời đôn đốc, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt các dự án nhà ở xã hội, cho phép chuyển đổi hoặc điều chỉnh cơ cấu các dự án nhà ở thương mại theo đề xuất của chủ đầu tư để góp phần tăng nguồn cung về nhà ở xã hội; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để huy động nguồn vốn vay nước ngoài, vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế nhằm bổ sung nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội.

Ông đánh giá thế nào về triển vọng của thị trường bất động sản trong năm 2014?

Nhìn vào sự biến đổi của thị trường bất động sản năm 2013, nhất là sự tiến triển tích cực ở những tháng cuối năm, tôi cho rằng năm 2014, thị trường bất động sản sẽ bắt đầu hồi phục, ấm dần lên. Điều quan trọng là thị trường sẽ không còn các đợt sốt “nóng lạnh” bất thường.

Cơ cấu hàng hóa sẽ thiên về các căn hộ có quy mô nhỏ và trung bình, lôi kéo được sự quan tâm trở lại của người mua có nhu cầu thật. Sẽ ổn định về mặt giá cả, tăng dần về số lượng giao dịch nhà ở xã hội và nhà ở thương mại quy mô nhỏ, trung bình sẽ là yếu tố chủ đạo dẫn dắt và có tác động lan tỏa sang các phân khúc khác.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Chung cư Việt Nam đầu tiên mạ vàng lan can và thang máy

Vào ngày 5/12, Công ty TNHH Hoà Bình - chủ đầu tư dự án Hoa Binh Green City (số 505 Minh Khai, Hà Nội), sẽ chính thức giới thiệu với khách hàng căn hộ thật tại dự án này, với những chi tiết được cho là "chưa từng có tiền lệ" trong hệ thống các dự án bất động sản cả nước hiện nay.



Theo ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng giám đốc chủ đầu tư dự án, đây chính là điểm khác biệt không chỉ với nhiều dự án chung cư khác hiện nay, mà ngay cả với căn hộ mẫu của dự án này đã từng giới thiệu trước đây, các chi tiết lan can cũng chỉ được làm bằng inox sơn tĩnh điện.

Đại diện Hoà Bình cho biết, để mạ mỗi mét dài lan can, chủ đầu tư phải bỏ ra một chỉ vàng, và nếu tính bình quân mỗi căn hộ có 5m lan can thì chủ đầu tư sẽ tốn thêm hơn 20 triệu đồng. Không chỉ lan can được mạ vàng mà toàn bộ cửa thang máy cũng được mạ vàng 24K, sảnh tầng 1 với các phào cũng đều được dát vàng.

Khi bắt đầu xây dựng Hoa Binh Green City, chủ đầu tư không cam kết mạ vàng lan can, thang máy. Nhưng để căn hộ đạt tiêu chuẩn 6 sao, ông Đường cho biết đã quyết định mạ vàng cho công trình, để "vừa khẳng định sự vĩnh cửu, vì vàng không bị oxy hóa, vừa tăng thêm giá trị cho căn hộ, mà người mua hoàn toàn không phải trả thêm chi phí này".

Quyết định mạ vàng này xuất phát từ một cam kết của ông Nguyễn Hữu Đường tại một dự án khác. Đó là khi Hoà Bình triển khai dự án bất động sản đầu tay là tòa tháp đôi Hoà Bình trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, vào năm 2003.

Từng đi nhiều nước, vị Tổng giám đốc Hoà Bình khá ấn tượng với những chiếc thang máy mạ vàng và ông nghĩ đến việc sẽ mạ vàng thang máy cho các công trình của mình. Hoa Binh Green City nhập thang máy Mitsubishi của Nhật, nhưng đối tác này không có công nghệ mạ vàng cho thang máy, trong khi ở Việt Nam cũng chưa xuất hiện công nghệ này.

Với mong muốn các dự án, công trình của Hoà Bình sẽ trở thành một "kiệt tác bền vững với thời gian", dù biết chi phí là rất lớn, ông Đường đã lập riêng một xưởng mạ vàng cho Hoa Binh Green City và đến thời điểm này, nó vẫn là xưởng đầu tiên và duy nhất thuộc dạng này tại miền Bắc.

Thực hư nhà đầu tư ngoại thâu tóm BĐS Việt ?

Bất động sản (BĐS) tồn kho lớn, doanh nghiệp trong nước kẻ phá sản, người hết vốn làm ăn. Từ đó mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam thâu tóm. Thực hư câu chuyện này thế nào?

Nỗi lo “sóng ngầm”
Dù bứcFDI vào BĐS không mấy tươi sáng, nhưng giới chuyên môn vẫn đánh giá thị trường BĐS Việt Nam còn nhiều tiềm năng thu hút nhà đầu tư ngoại. Bởi vì nhu cầu nhà ở hiện nay của người dân còn rất lớn, dân số trẻ, kinh tế tăng trưởng ổn định, tốc độ đô thị hóa hiện còn chậm...
Tuy nhiên, xu hướng của các nhà đầu tư FDI không phải là đầu tư mới, mà mua lại các dự án đang xây dựng dở.

“Mua lại dự án đã có sẽ giảm bớt rủi ro, đặc biệt là khâu thủ tục cấp phép đầu tư, vì khâu này mất thời gian, phiền phức, nhiêu khê…”, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá. Thêm nữa, hiện nay giá nhà đã giảm nhiều, việc mua lại sẽ có lợi hơn.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) cho rằng, tồn kho BĐS lớn là cơ hội cho đầu tư nước ngoài. Vì doanh nghiệp trong nước phải tính tới thanh khoản, giải quyết tồn đọng để bảo toàn vốn, trả nợ...

“Tuy xu hướng này hiện chưa rõ, chưa dự án nào được nhà đầu tư trong nước bán cho nhà đầu tư ngoại được công bố, nhưng đây sẽ là dòng chảy mới. Hiện đang ở mức đàm phán, thăm dò là chính”, ông Thành nói. 

Theo đại diện Savills Hà Nội, hiện họ đã nhận được một số đề nghị giúp làm cầu nối với nhà đầu tư trong nước của các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
 Thị trường đang chạm đáy, phân khúc cao cấp vẫn đóng băng. Lợi nhuận chưa thấy ngay nên nhà đầu tư ngoại rút là đúng quy luật.
Chuyên gia Đặng Hùng Võ
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, Việt Nam còn nhiều rào cản với nhà đầu tư ngoại, như: Khoản thuế 2% giá trị hợp đồng nếu chuyển giao; thủ tục hành chính phiền hà (điều làm nhà đầu tư sợ nhất); thu tiền sử dụng đất một lần với số tiền lớn; tính minh bạch thị trường chưa cao...
Ngoài ra, ông Trần Như Trung, Phó Giám đốc Savills Hà Nội còn dẫn thêm lý do, giấy tờ chứng minh tài sản trong dự án chưa đầy đủ, không nghiêm túc.
Trong khi nhà đầu tư ngoại “săn lùng” dự án có giấy tờ đàng hoàng. Không chỉ vậy, quyền được bán của nhà đầu tư trong nước cũng đang gặp vấn đề. Hầu hết dự án đều đã thế chấp ngân hàng hoặc một phần dự án đã bán cho khách hàng…muốn bán phải được họ đồng ý. Do đó, tới nay mới chỉ một dự án ở TPHCM được chính thức chuyển nhượng cho nhà đầu tư ngoại, còn lại vẫn đang âm thầm đàm phán với đối tác trong nước.

Mừng vì nhà đầu tư rót vốn
Theo Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp nước ngoài đã đăng ký đầu tư mới vào 16 dự án BĐS tại Việt Nam, với tổng số vốn 588 triệu USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam).
Con số này chưa bằng 1/3 so với năm 2012 (13 dự án, tổng số vốn 1,9 tỷ USD). Từ tháng 6 tới nay, mỗi tháng chỉ thêm một dự án đăng ký mới (tháng 9 không có dự án nào), nhưng đều là dự án nhỏ, tổng số vốn đăng ký chỉ hơn 168 triệu USD.

Các số liệu trên cho thấy, BĐS ở Việt Nam chưa được các nhà đầu tư ngoại để tâm nhiều dù rằng tiềm năng rất lớn. Thị trường BĐS Việt Nam hiện chủ yếu sôi động ở phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội (khi thị trường BĐS còn sôi động, nhà ở giá trung bình và thấp chỉ chiếm 5% thị trường).
Hiện, phân khúc này đã chiếm tới 80%, và đang càng ngày càng tăng (rõ nhất, mới đây Hoàng Anh Gia Lai đã tách Cty CP Đầu tư BĐS An Phú để chuyên làm nhà giá rẻ).
Phân khúc nhà giá rẻ các doanh nghiệp trong nước đang chiếm ưu thế, nhận nhiều hỗ trợ từ nhà nước. 

Còn đầu tư nước ngoài chủ yếu là dài hơi, để đảm bảo lợi nhuận họ phải tập trung cho phân khúc nhà cao cấp, biệt thự...

“Thị trường đang chạm đáy, phân khúc cao cấp vẫn đóng băng. Lợi nhuận chưa thấy ngay nên nhà đầu tư ngoại rút là đúng quy luật”, chuyên gia Đặng Hùng Võ nhận định.

Theo chuyên gia này, báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài chỉ là đăng ký mới, còn thực tế phải nhìn vào số thực hiện, khi “con số thực hiện năm 2012 không phải nhiều”.

Ông Trần Như Trung, Phó Giám đốc Savills Hà Nội nhìn nhận, việc vốn đầu tư nước ngoài vào BĐS giảm là điều đáng mừng.

“Mức độ nhà đầu tư ngoại quan tâm như hiện nay là vừa phải. Nếu họ quan tâm quá sẽ đẩy sức nóng vào thị trường, trong khi ta chưa hấp thụ được dòng vốn một cách tối ưu, sẽ là sự lãng phí lớn”, ông Trung nói.

Theo đó, việc vốn đầu tư đăng ký bao nhiêu không quan trọng, mà là thực hiện được bao nhiêu, khi 10 tháng mới chỉ giải ngân được hơn 500 triệu USD vốn FDI cho BĐS.

Những dòng tiền nào đang hướng vào BĐS cuối năm?

Bước qua năm 2013, giá bất động sản tiếp tục có chiều hướng giảm, theo đánh giá của các chuyên gia thời gian tới dòng tiền vào bất động sản sẽ tiếp tục tăng.

Dòng tiền cuối năm đang hướng vào BĐS

Theo nhận định của giới kinh doanh bất động sản, những tháng cuối năm là “thời điểm vàng” của thị trường địa ốc. Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với các quý trước. Giới chuyên môn cũng nhận định thị trường bất động sản đang có dấu hiệu khả quan hơn, lý do chính là mặt bằng lãi suất thấp hơn nhiều so với những năm trước đây, đây là yếu tố quan trọng khiến dòng tiền đang chảy vào bất động sản. Dự kiến thời gian tới dòng tiền vào bất động sản còn sẽ tăng cao nếu lãi suất còn giảm tiếp.

Bên cạnh đó, trước những diễn biến tích cực của thị trường, các chuyên gia kỳ vọng rằng BĐS sẽ là ngành “hút” kiều hối nhiều nhất so với các kênh khác vào cuối năm. Năm 2011, trong 9 tỷ USD chuyển về có tới 50% lượng tiền dịch chuyển vào BĐS; năm 2012 lượng kiều hối đạt gần 10 tỷ đô l,  Tp.HCM chiếm khoảng 4,1 tỉ đô la Mỹ; trong đó, 23% vào lĩnh vực bất động sản. Mới đây, trong báo cáo về triển vọng kiều hối toàn cầu năm 2013, Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam tiếp tục nằm trong Top 10 nước nhận nhiều kiều hối, với kết quả dự kiến là 10,6 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm ngoái.

Bước qua năm 2013, giá bất động sản tiếp tục có chiều hướng giảm và theo nhiều chuyên gia mức giá này đã “ở đáy”, nhất là phân khúc nhà chung cư, nhà và đất dự án. Vì thế, giám đốc một đơn vị dịch vụ chuyển tiền nhận định lượng kiều hối năm 2013 có khả năng sẽ quay lại thị trường bất động sản. “Giá bất động sản hiện nay đã khá thấp, có thể nói là xuống đáy, nên đây là thời điểm tốt để mua vào. Mặt khác, bản thân những người đi xuất khẩu lao động cũng muốn vài năm nữa khi quay về sẽ có nhà cửa ổn định thì bây giờ chính là thời điểm tạo dựng mảnh đất, căn nhà...”.

Mới đây, trong báo cáo về tình hình kinh tế tài chính tiền tệ tháng 9 vừa được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố thì thị trường tiền tệ trong 9 tháng đầu năm 2013 tiếp tục có những cải thiện tích cực và đang có chiều hướng tăng lên. Riêng về thị trường bất động sản, theo đánh giá của các chuyên gia thị trường đang phát đi những tín hiệu phục hồi, đây là lý do khiến các doanh nghiệp BĐS tự tin đưa ra quyết định chào bán cũng như khởi công các dự án.

Căn hộ giá tốt vẫn đắt khách

Nếu như cách đây vài năm, những dự án nhà ở với mức giá 10-12 triệu đồng/m2 là mơ ước xa xỉ của hàng ngàn người dân đô thị, thì đến nay không quá khó để kiếm tìm những dự án có mức giá vừa túi tiền của người mua, tiến độ tốt vẫn có sức hút trên thị trường.

Những dự án BĐS giá rẻ đang hút khách hiện nay như chung cư Đặng Xá 2 và Bắc Cổ Nhuế -Chèm, diện tích từ hơn 36m2 đến 70m2, giá bán từ 9 – 10,8 triệu đồng/m2. Hiện cả 2 dự án đang nhận hồ sơ đăng ký mua nhà. Tổng công ty Viglacera vừa công bố giá bán dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá II với mức giá từ 8,68 triệu đồng một m2. Tập đoàn Mường Thanh vừa tung ra thị trường khoảng 600 căn nhà thương mại tại chung cư CT12 Kim Văn - Kim Lũ (Khu đô thị Kim Văn, Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Với diện tích nhỏ từ 45-76 m2, mức bán chủ đầu tư đưa ra dao động 10-14,5 triệu đồng/m2.

Bên cạnh những dự án chung cư giá rẻ bán chạy thì những dự án căn hộ cao cấp sắp bàn giao vẫn có giao dịch tốt. Doanh số bán khả quan được ghi nhận tại các dự án như Lancaster, Indochina Plaza Hanoi. Hay như dự án Hoàng Thành Tower, ngay trong tuần đầu mở bán đã ghi nhận trên 10 giao dịch thành công với mức giá từ 87 triệu/m2 trở lên, và các căn hộ được giao dịch chủ yếu là các căn có diện tích lớn. Một số dự án lớn đang bàn giao nhà như Lê Văn Lương Residentials, Mandarin Garden, Mulberry Lane, Nam Đô Complex và Hyundai Hillstate cũng giao dịch khá tốt.

Nghiên cứu độc lập khác từ Savills Việt Nam cũng đánh giá, căn hộ sắp hoàn thiện vẫn là lựa chọn số 1 của khách hàng có nhu cầu mua nhà hiện nay. Giá chào bán thứ cấp từ các nhà đầu tư cũng ổn định trở lại sau một vài quý giảm liên tục. Thị trường đã xuất hiện những “con sóng nhỏ” và đang phát đi tín hiệu phục hồi. Và đây cũng là lý do một số doanh nghiệp đã tự tin “bung hàng” đón sóng cuối năm – thời điểm vàng của giao dịch bất động sản, sớm hơn khá nhiều so với những dự đoán bi quan hồi đầu năm.

Theo Trí Thức Trẻ